Vụ án Lệ Chi Viên
Nguyễn Thị Mai Lan Lớp
7B
Vụ án Lệ Chi Viên, tức là vụ án vườn vải, liên quan đến
một vị vua tài giỏi của nhà Lê là Lê Thánh Tông, một vị quan thanh liêm là
Nguyễn Trãi. Mặc dù vụ án này đã xuất hiện gần 6 thế kỷ, nhưng khiến những
người đời sau phải đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn. Bài viết này của em sẽ giúp
mọi người hiểu rõ hơn về vụ án bí ẩn này. I.Bối cảnh
trước vụ án.
Lên ngôi vào năm 1433 khi 11 tuổi, Lê
Thái Tông tỏ ra là một vị vua tài năng, quyết đoán, tự mình trừ bỏ 2 đại thần
phụ chính của vua cha là Lê Sát và Lê Ngân. Tại hậu cung, vua có sáu người vợ:
1. Lê Thị Ngọc Dao
2. Lê Thị Lệ
3. Bùi Qúy Nhân
4. Dương Thị Bí
5. Nguyễn Thị Anh
6. Ngô Thị Ngọc Dao.
* Nguyễn Trãi là công thần khai quốc nhà Hậu Lê, một
văn thần có nhiều đóng góp trong khởi nghĩa Lam Sơn. Tuy nhiên, trong chính
trường nhà Hậu Lê thời Lê Thái Tổ và sau là Lê Thái Tông, sự nghiệp của ông lúc
thăng lúc giáng vì có bất đồng quan điểm với một số đại thần khác, một số kế
sách không được dùng. Nguyễn Trãi bất đắc dĩ phải lui về ẩn ở Côn Sơn năm 1439.
II.Diễn
biến.
Có 1 nguồn chính sử đề cập tới đến vụ án Lệ Chi Viên
là Khâm định Việt sử thông giám cương mục:
Tháng 7 âm lịch, Lê Thái Tông tuần hành phía Đông,
duyệt võ ở Chí Linh, Nguyễn Trãi đã mời nhà vua đến chơi chùa núi Côn Sơn - nơi
ở của Nguyễn Trãi.
Nguyễn Thị Lộ - vợ lẽ của Nguyễn Trãi, người đẹp mà lại
hay chữ. Nhà vua trước đây từng mời đến, phong làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm cho
hầu ở cạnh vua.Trong đợt đi tuần phía đông, Thái Tông quay về đến trại Đại Lại,
huyện Gia Định, thì mắc chứng sốt rét. Thị Lộ vào hầu suốt đêm, rồi nhà vua
mất.
Trăm quan giấu kín việc này, lăng lẽ rước ngự giá về
kinh đô mới phát tang. Người ta đều nói Thị Lộ giết vua, bèn bắt giết Thị Lộ.
Ngay sau khi thái tử Bang Cơ( 2 tuổi ) lên nối ngôi, triều đình bắt và giết
Nguyễn Trãi, chu di tam tộc.
III.Giai
thoại.
Đời truyền rằng, trong gò lớn ở làng ông có một con
rắn to. Chỗ ấy cây cối um tùm, người làng không ai dám chặt. Ông nội của ông là
người thích về phong thủy, mới dựng nhà học trên đó, ông sai học trò chặt cây
dọn dẹp. Đêm, ông nằm mộng thấy một thiếu phụ và đàn con dại đến xin ông thư
thả vài ngày, vì chưa có thời gian chuyển nhà. Ông đã đồng ý. Sáng hôm sau, học
trò thưa với ông rằng lúc phát cỏ thì thấy có một tổ rắn con mới nở và một con
rắn mẹ. Vì rắn định cắn nên học trò đã đập chết bầy rắn con và làm đứt đuôi rắn
mẹ. Lúc đó, ông mới biết con rắn mẹ đã báo mộng với ông. Ông buồn rầu nói:' Vậy
là ta không cứu được họ rồi.'
Đêm đến, lúc ông đang đọc sách, con rắn mẹ bò trên xà
nhà, máu từ đuôi con rắn nhỏ xuống sách, trúng chữ 'tộc', thấm đỏ ba trang giấy
đồng nghĩa với việc cả dòng họ của ông bị hại ba đời. Con rắn đó thành tinh
ngầm mang thù oán, hóa kiếp thành Thị Lộ. Nàng sinh ra dưới sườn có vảy.
Nguyễn Trãi lúc trẻ gặp nàng ở Vũ Lăng,yêu về tài sắc
nên lấy làm vợ. Khi ông lo việc nước, những chiếu thư, từ mệnh nàng đều được dự
nhuận sắc. Thái Tông nghe tiếng, vời nàng vào cung và cho làm Lễ nghi học sĩ.
Bây giờ ông đã già, muốn về dưỡng nhàn ở Côn Sơn, mấy
lần xin không được, mới lưu nàng ở lại hầu vua, vua mới cho. Ngày vua đi Đông
tuần, nàng hầu đêm, bỗng vua chết một cách bất ngờ. Lúc kết tội lâm hình, Thị
Lộ chạy gieo mình xuống nước,người ta cho là rắn báo oán.
IV.
Ngôi Thái Tử.
Ngoài các suy đoán căn cứ vào sử sách, gần đây các nhà
nghiên cứu nói trên đã tham khảo gia phả dòng họ Đinh là con cháu của công
thần Đinh Liệt nhà Hậu Lê và
phát hiện nhiều bài thơ của chính Đinh Liệt để lại (được công bố trong
"Nhìn lại lịch sử" của họ). Bài thơ được viết bằng chữ Hán nhưng viết
theo kiểu ẩn ý, dùng phép nói lái để người đọc suy đoán rằng: Thái tử Lê Bang
Cơ (tức vua Lê Nhân Tông) không phải là con vua Lê Thái Tông.
Vua Lê Thái Tông lúc mất mới 20 tuổi nhưng trước khi mất vua
đã có bốn con trai. Con lớn nhất là Lê Nghi Dân,
con thứ hai là Khắc Xương, con thứ ba là Bang Cơ (Lê Nhân Tông), con thứ tư là Tư Thành (Lê Thánh Tông sau này). Vì các hoàng tử đều còn quá nhỏ, chỉ
chênh nhau một vài tuổi, nên việc tranh chấp ngôi thái tử xảy ra giữa các bà vợ
vua Thái Tông.
Nghi Dân là
con lớn nhất vốn đã được lập làm thái tử dù còn rất nhỏ. Nhưng sau đó Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên
năm 1441 vua
truất ngôi của Nghi Dân mà
lập Bang Cơ. Bà mẹ của Khắc Xương vốn không được vua sủng ái nên không thể
tranh chấp ngôi thái tử. Tuy nhiên, nhiều người trong triều đồn rằng, Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào
cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông. Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp
sinh. Nguyễn Thị Anh sợ chuyện bại lộ thì ngôi
lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Bà này được vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở, mang đi nuôi giấu và sinh
được hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442.
Biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng
nhiều người đồn đại về dòng máu của Bang Cơ, nhân lúc con mình còn đang ở ngôi
đương kim thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ động ra tay trước.
Nhân dịp vua Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành nên bà sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.
Sau khi vua mất, Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Thị Anh được làm thái hậu, nắm
quyền trị nước. Nguyễn Trãi không thể biện bạch cho sự oan uổng của mình
và phải chịu án tru di tam tộc.
Theo sử sách, ngày 9 tháng 9 (âm lịch)
năm Nhâm Tuất (1442),
chỉ vài ngày sau khi hành hình gia đình Nguyễn Trãi, triều đình (thực ra chính là thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính thay con), ra
lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khi chết Nguyễn Trãi có nói là "hối không nghe lời của Thắng và Phúc". Các nhà nghiên cứu
nói trên cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những người
khuyên Nguyễn Trãi sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông. Do đó để diệt khẩu, bà sai giết hai người này.
Chính
bởi thân thế của Lê Nhân Tông có phần "không chính" nên sau này,
năm Kỷ Mão (1459),
con trưởng của vua Thái Tông là Lê Nghi Dân lấy
lý do để làm binh biến giết hai mẹ con Nguyễn Thị Anh. Về
các bài thơ của Đinh Liệt:
Trong cuốn "Ngọc phả họ Đinh" do công bộ
thượng thư Đinh Công Nhiếp, con trai đầu của thái sư Đinh Liệt,
có một số bài thơ do Đinh Liệt viết có
liên quan đến vụ án Lệ Chi Viên.
Bài thơ Nôm nhận xét về Lê Thái Tông:
Tống Thai dáng dấp một anh quân
Đắc sắc say chơi biếng kiệm cần
Hoạ tự trong nhà nhô đầu mọc
Di căn bệnh hoạn hại cho thân
Trong bài này Đinh Liệt buộc
phải dùng phép nói lái: Tống Thai tức là Thái Tông Lê Nguyên Long. Vua là một
"anh quân" khi vì ông biết ngăn ngừa cường thần, dẹp phiên trấn, sùng
nho, mở thi cử, song lại quá ham tửu sắc. Về "hoạ tự trong
nhà", Đinh Liệt có bài thơ:
Nhung tân lục cá nguyệt khai hoa
Bất thức hà nhân chủng bảo đa
Chủ kháo Tống khai vi linh dược
Cựu binh tân tửu thịnh y khoa
"Nhông tân" đọc lái là Nhân Tông, tức
là Bang Cơ, con Nguyễn Thị Anh, "thạnh i" là
"thị Anh". Bài này có thể tạm dịch:
Nhân Tông sáu tháng đã ra hoa
Dòng máu ai đây quý báu à?
Núp bóng Thái Tông làm linh dược
Thị Anh dùng ngón đổi dòng cha
Trước khi vào cung, Thị Anh đã gian díu với Lê Nguyên Sơn, một
người thuộc họ xa của dòng dõi Lê Khoáng (cha Lê Lợi). Một bài thơ khác, Đinh Liệt viết:
Tống Thai mạc kiến nguy ký hiện
Nịch ái Thịnh y nhật nhật tăng
Mỹ sắc điềm ngôn gia phỉ báng
Cơ đồ sự nghiệp hải hà băng
Dịch
là:
Thái Tông chẳng thấy nguy đã hiện
Say đắm Thị Anh cứ mãi tăng
Sắc đẹp lời ngon kèm phỉ báng
Cơ đồ sự nghiệp có ngày băng
Việc Thị Anh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng được Đinh Liệt viết
trong bài thơ mà nhiều người cho rằng vì chính hai người này đã mật báo cho ông
và Nguyễn Trãi biết:
Nhung Tân hà hữu Tống thai tinh
Lục nguyệt khai hoa quái dị hình
Niên nguyệt nhật thời Thăng Đính ký
Hoàng bào ô nhiễm vạn niên thanh
chữ
Thăng Đính đọc ngược là Đinh Thắng.
Dịch là:
Nhân Tông không phải máu Nguyên Long
Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng
Năm, tháng, ngày, giờ Đinh Thắng chép
Hoàng bào dơ bẩn tiếng ngàn năm
Với cách gọi các vua bằng miếu hiệu như Thái Tông,
Nhân Tông, chắc chắn các bài thơ này Đinh Liệt viết vào thời Lê Thánh Tông. Dù Nhân Tông và thái hậu Nguyễn thị đã chết
nhưng việc này vẫn không thể nói công khai, vì trên danh nghĩa, ngôi vua của
Nhân Tông vẫn là hợp pháp. Có như vậy, việc cướp ngôi của Lê Nghi Dân mới
là "phản nghịch" và việc lên ngôi của Thánh Tông mới là hợp lẽ. Đây
chính là nguyên nhân khiến Đinh Liệt phải
dùng phép nói ẩn ý để truyền lại cho đời sau. Sau này tới đời vua Lê Thánh Tông, vua Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, những bài thơ trên được tìm thấy trong
gia phả họ Đinh thất lạc tại Trung Quốc nên tính chính xác của nó không được
kiểm chứng, chỉ mang tính tham khảo giả thuyết.